[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Cac KTS noi tieng
thekingDate: Thứ 2, 2010-08-16, 6:51 AM | Message # 1
Art
Group: Friends
Messages: 8
Reputation: 0
Status: Offline
biggrin batman batman batman batman batman batman batman batman devil devil Chân dung các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới
<<
>>
Họ là ai? Các bạn hãy cùng tôi đi tìm chân dung của họ nhé! Tìm hiểu về cuộc đời, những suy nghĩ, những sản phẩm hay thành quả mà họ tạo dụng được cho chúng ta chiêm ngưỡng.....

KTS Santiago Calatrava

Website: www.calatrava.com

Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông học nghệ thuật và kiến trúc tại trường Đại học Kiến trúc Valencia (1968-1973), sau đó làm tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học ETH Zurich, Thuỵ Sỹ năm 1981. Calatrava mở văn phòng riêng vào cùng năm 1981. Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha, giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh.

Phong cách kiến trúc Calatrava nằm ở sự kết hợp uyển chuyển và chưa từng có ở nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kết cấu công trình. Calatrava dùng các đường nét kết cấu để biểu hiện một hình ảnh kiến trúc mà hình ảnh kiến trúc đó luôn mang một ý nghĩa. Kiến trúc của ông được ví như “bài thơ của kiến trúc đương đại”, kết hợp nhuần nhuyễn ba lĩnh vực quan trọng của nghệ thuật kiến trúc, không gian kiến trúc và kết cấu công trình. Mỗi tác phẩm kiến trúc của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc hiện đại. Chất thơ cảu tạo hình kiến trúc cô đọng trong biểu hiện và ngôn ngữ điêu khắc. Những biểu hiện kiến trúc của ông đều dựa trên tính hợp lý của kết cấu, sự tận dụng ánh sáng hay sử dụng vật liệu. Điều dễ nhận thấy là trong kiến trúc của ông xuất hiện nhiều loại đường nét và mặt cong bậc hai. Các nét vận động theo một quỹ đạo nhất định làm nên hiệu ứng động ảo. Bạn có thể nhận thấy hiệu ứng này khi quan sát lồng chắn của quạt máy đang quay.

Không gian kiến trúc của Calatrava thường là phi hình học. Khó có thể nhận thấy rõ ràng giới hạn của các phần tường, trần, sàn, mái…Sự đan quyện của các không gian chức năng, sự xâm nhập của ánh sáng bên ngoài làm cho không gian nội thất bên trong biến hoá, tạo thành một mảng không gian liên tục, liên thông thị giác trong và ngoài. Vật liệu xây dựng được ông sử dụng dù là bêtông, kim loại hay kính đều vượt khỏi các giới hạn vật lý vốn có. Các trụ, các dầm bêtông, các mặt cong bêtông đều nhẹ và có cảm giác như thể có thể bay lên khỏi mặt đất. Các thanh thép trong cấu trúc mái dù to hay nhỏ đều chuyển động khi hiện diện trước mắt ta.

Trên thế giới, không có nhiều kiến trúc sư sáng tạo được nhiều hình thức kết cấu mới. Trước đây, các kỹ sư - kiến trúc sư như Edourdo Torroja, Pier Luigi Nervi, Feliz Candela hay kiến trúc sư Eero Saarinen đã tạo ra các hình thức kiến trúc bêtông nhẹ và biểu hiện tự do. Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, các kiến trúc sư lớn như Kenzo Tange, Renzo Piano, Richard Rogers, Norman Foster cũng đã ứng dụng các thành tựu kết cấu công trình để sáng tạo các hình thức kiến trúc mới. Nhưng nhuần nhuyễn và đầy ma thuật như Santiago Calatrava thì chỉ có ông là người duy nhất. Không có kiến trúc sư nào thiết kế nhiều cây cầu nổi tiếng như ông. Với hơn chục cây cầu có hình dạng động và khẩu độ lớn ở hầu hết các nước châu Âu và Nam Mỹ, ông thực sự là kiện tướng trong việc thiết kế cầu. Calatrava cho ta thấy tạo hình công trình là không có giới hạn, dù đó là công trình kiến trúc hay cây cầu, đập chứa nước, bờ kè hay con mương và cả những con tàu vượt đại dương. Các công trình dưới bàn tay ma thuật của Calatrava đều đầy cảm xúc và ấn tượng. Trung thành với ngôn ngữ tạo hình kiến trúc động ảo, kết hợp logic giữa tạo hình kiến trúc và tuyển hình kết cấu, Calatrava đã xoá nhoà ranh giới giữa điêu khắc động và kiến trúc động ảo, được mệnh danh là “Chủ nghĩa Biểu hiện duy lý”.

Các công trình tiêu biểu:

1. Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas (1989-1994)

Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas nằm ở phía Bắc, cách thành phố Lyon 30km. Đó là điểm nối giữa hai tuyến giao thông: đường sắt cao tốc nối mạng toàn châu Âu và sân bay Lyon. Công trình này KTS Calatrava giành được quyền thiết kế trong một cuộc thi thiết kế mô hình kiến trúc nhà ga này năm 1990. Nhà ga hành khách rộng 5.600m2, gồm hai phần chính: phòng đợi và mái che 6 tuyến đường sắt dài 500m.

Ý tưởng tạo hình của Calatrava là hình ảnh một cánh chim khổng lồ, sải cánh 120m, rộng 100m, cao 40m. Hình ảnh này giống hình tượng nhà ga hành khách sân bay Kennedy (TVA) của KTS Eero Saarinen. Tuy nhiên, với hình thức kết cấu và vật liệu thép kính hiện đại, chất sinh học kiến trúc hiển thị rõ hơn, ngôn ngữ hình tượng lung linh hơn và công trình kỳ vĩ hơn. Ở đây ông dùng hai thuật trình diễn hiện đại, bộ khung xương kết cấu cho phần lưng và cánh chim trùng với những nét mang ý nghĩa của hình tượng; và thuật biến đều của hình ảnh thị giác tạo nên hiệu quả động ảo. Calatrava từng nói về các tác phẩm của mình là: “Các sáng tác của tôi thiên về tạo hình hơn là hữu cơ. Chủ ý mà tôi muốn đạt được là sự giao hoà của điêu khắc, giải phẫu học…Sáng tạo hình tượng thường không thể thoát khỏi các sơ đồ mà thiên nhiên đã có”.

2. Nhà hoà nhạc Tenerife (đảo Canary, Tây Ban Nha) (1991-2003)

Quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha là một quần đảo ở Bắc Phi, gần Maroc. Thành phố lớn nhất của Canary là Santa Cruz, vốn là một đô thị công nghiệp phát triển. Đây cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng châu Âu. Người ta đến đây để tắm nắng và tiêu tiền trong các vũ trường. Chính quyền thành phố đã bỏ ra 75 triệu USD để thuê tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc nhằm biến Canary thành một đô thị văn hoá trong thế kỷ XXI. Calatrava nhận được hợp đồng thiết kế nhà hát Tenerife năm 1992.

Nhà hát gồm 2 thính phòng: thính phòng giao hưởng với 1600 chỗ và thính phòng nhạc nhẹ gồm 428 chỗ. Phòng đợi chính có diện tích 1.170m2 với ba lối tiếp cận chính từ thành phố, trên núi và ngoài biển. Ngoại cảnh nhà hát còn có một quảng trường rộng 15.570m2, một công viên hải dương. Gần đó là bến cảng và khu phố Cabo Llanos cũ kỹ.
Điều đáng nói ở công trình này là ma lực tạo hình của Calatrava. Người ta ví nhà hát này là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc lá huyền thoại trong cổ tích xa xưa…mỗi cảm nhận đều nói lên sự tinh tế và mê hoặc trong sáng tác của ông. Calatrava mê những biến ảo động sinh ra từ các khối cong, tròn, lồi lõm, được ánh sáng mặt trời vẩy nhuộm sáng tối, tạo nên nhịp động ảo đầy ma lực. Ông tạo cho nhà hát các khối cong bêtông uốn quyện nhau, tiếp nối nhau trong các quỹ đạo phát triển, để lại trong cảnh quan những biến điệu tạo hình mới lạ. Calatrava giải phóng các mặt cong nội thất bằng một hệ thống phản âm dạng gấp nếp. Phần trên các gấp nếp là hệ các mặt tam giác trổ đều các băng ánh sáng. Tất cả chụm lại trên đỉnh và ánh sáng ùa vào nội thất, bùng ra như pháo hoa. Đây là một kiệt tác nghệ thuật dành cho Canary.

3. Nhà ga hàng không Oriente, Lisbon, Bồ Đào Nha (1993-1998)

Là một phần trong dự án phát triển cho hội trợ thương mại Expo năm 1998 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nhà ga hàng không Oriente nằm cách thủ đô cổ kính của Bồ Đào Nha khoảng 5km, bên bờ sông Tagus. Điểm nổi bật của công trình này chính là tạo hình của kết cấu sắt thép. Diện tích mà “các cây sắt thép trên đồi” che phủ là 78x238m. Nhà ga là điểm hội tụ của các tuyến giao thông toả đi trong thành phố.

4. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wiscosin, Mỹ (1996-2002)

Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee là tác phẩm đỉnh cao của kiến trúc độgn ảo, phong cách kiến trúc hiện đại được kiến trúc sư Santiago Calatrava khởi xướng trong những năm cuối thế kỷ XX. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee là công trình đầu tiên được xây dựng ở Mỹ của KTS Santiago Calatrava, cũng là công trình bảo tàng đầu tiên mà ông thiết kế. Đúng ra, đây là côgn trình mở rộng bảo tàng Milwaukee, trước đây đã được KTS Eero Saarinen thiết kế và KTS David Kahler bổ sung đồ án. Tuy nhiên, Calatrava đã khiến thành phố Milwaukee có được một biểu tượng, nước Mỹ có thêm một tượng đài kiến trúc, người dân Michigan có thêm một niềm tự hào ngoài bia Brewing và xe máy Harley Davison.

Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee có ba yếu tố chính: nhà trưng bày, cầu đi bộ nối vào bảo tàng với trung tâm Milwaukee và tấm mành che nắng di động. Cái làm cho công trình trở nên bất hủ chính là tấm mành che nắng di động. Nếu như ở các công trình trước, cái động chỉ là độgn ảo thì ở đây, cánh buồm hay mành che nắng với 72 thanh chắn dài từ 8-31m chuyển động thật nhờ hệ thống 22 xilanh thuỷ lực đẩy lên hay khép xuống. Bộ vây này nặng 110 tấn. Trước khi khánh thành, không ít KTS, nhà phê bình kiến trúc cho rằng “cỗ máy kỳ cục này” không khả thi và tốn kém vô lối. Cái mành nhiệt đới kia không thích hợp với khí hậu lạnh lẽo của Milwaukee. Nhưng sau đó, vẻ tạo hình của cái mành động này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, nâng vốn từ 35 triệu USD lên thành 75 triệu USD. Công trình đã lôi kéo 32.000 người vào bảo tàng nhân ngày khai trương 14/10/2002.
Santiago Calatrava đã vượt qua hai KTS Nhật Bản là Arata Isozaki và Fumihiko Maki trong cuộc thi chung kết để có được hợp đồng thiết kế công trình này. Với bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, ông đã trả được “món nợ kiến trúc” cho người Tây Ban Nha bởi mấy năm trước, KTS người Mỹ Frank Gehry đã tặng cho thành phố Bilbao, Bắc Tây Ban Nha, một món quà kiến trúc độc đáo là Bảo tàng nghệ thuật Guggeheim, Bilbao.

5. Kiến trúc cầu

Cầu Alamillo trên đường cao tốc La Cartuja, Sevilla, Tây Ban Nha (1987-1992)

Chiếc cầu như cây đàn hạc bắc qua sông Guadalquivir dài 250m, khẩu độ lớn nhất 200m. Trụ đỡ dây treo nghiêng 580 với mặt phẳng ngang. Cả đoạn cầu dẫn dài 526m. Trụ đỡ một bên làm cho bản cầu như bay, vươn xa. Tiếng gió luồn qua các dây treo thẳng căng đều, đôi lúc nghe như tiếng hạc cầm tấu trong thinh không.

Cầu đi bộ Campo Volantin, Bilbao, Tây Ban Nha (1994-1997)

Cầu dài 75m, độ cao của cung 15m, nối hai bờ sông Bilbao. Dạng cầu hình parabol, kết cấu treo bằng bêtông cốt thép và dây căng. Sông Bilbao chảy trong thành phố nên khoảng cầu dẫn hầu như không có. Calatrava đã đẩy nghiêng cung treo và uốn cong bản cầu để tăng độ thông thuỷ cho cầu. Các đường cong của cung treo và bản cầu xoắn theo hai chiều ngược nhau tạo nên các chuyển động ảo khi nối các thanh treo. Vẻ mảnh mai của kết cấu treo và kết cấu khung xương của bản cầu tạo hiệu quả thẩm mỹ tinh và lạ. Bêtông cốt thép làm cho cầu vươn dài hơn, thép làm cho cầu nhẹ hơn và hình thức biểu hiện cầu của Calatrava làm cho cầu có dáng vẻ lạ và bắt mắt hơn.

Cầu Alameda và ga tầu điện ngầm, Valencia, Tây Ban Nha (1991-1995)

Nối hai bờ sông Turia là cầu Alameda và ga tàu điện ngầm. Cầu Alameda có khung hình kết cấu treo điển hình của Calatrava: cung treo nghiêng và dây treo. Tuy nhiên, phần treo của Alameda là các bản thép nên cầu đơn giản và gọn như các gân trong một chiếc lá. Cầu có khẩu độ 130m, dài 584m. Cầu của Calatrava nhẹ và thanh thoát như tấm lụa vắt qua sông. Ga ngầm dài 63m, đoạn xuyên sông dài 26m. Hai bản cánh rộng 4m và bản giữa rộng 7,5m. Toàn bộ cầu và ga ngầm là một kết cấu liền khối, người đi bộ cũng có thể đi trên mái ga. Kết cấu khung xương cảu mái ga ngầm nhắc lại các nhịp thường gặp trong kiến trúc của ông.

Kiến trúc sư Kenzo Tange (Nhật Bản)

Website: www.ktaweb.com

…Tôi cảm thấy rất may mắn được thấy sự chuyển mình của Nhật Bản từ sự tàn phá do chiến tranh đến sự phồn thịnh hiện giờ.Tự coi mình đã có nhiều đặc ân, tôi thấy phải biết ơn những cơ hội tôi có được để làm việc trong những dự án đầy hứng thú như thế. Vẫn còn nhiều việc tôi muốn hoàn thành.Tôi không mong lặp lại những gì mình đã làm; Tôi thấy mỗi dự án trước là một bước đệm cho dự án tiếp theo, luôn phải tiến lên phía trước, từ quá khứ bước tới tương lai luôn biến đổi. Đó là thử thách của tôi…

Kenzo Tange - kiến trúc sư của những tác phẩm dẫn đường cho công cuộc tái thiết Nhật Bản từ tro tàn của Thế chiến II đã qua đời sau một cơn đau tim tại nhà vào ngày 22 tháng 3 năm 2005. Ông thọ 91 tuổi.

Kenzo Tange sinh ra ở thành phố nhỏ Imabari, đảo Shikoku, Nhật Bản. Ông nhận giải Pritzker năm 1978 ở tuổi 74. Xuyên suốt trong sự nghiệp của mình, đặc điểm của ông là phong cách thanh đạm và tao nhã, pha trộn nhuần nhuyễn các yếu tố thẩm mỹ phương Tây và Nhật Bản.

Mặc dù việc trở thành một kiến trúc sư vượt quá những giấc mơ táo bạo nhất khi còn niên thiếu, nhưng chính những tác phẩm của Le Corbusier đã thổi bùng lên mơ ước của ông, để vào năm 1935, ông trở thành sinh viên khoa Kiến trúc đại học Tokyo.

"Tôi đã chọn kiến trúc cho mình khi tôi thấy thiết kế của Le Corbusier (kiến trúc sư Thụy Sĩ) trên một tạp chí Nhật Bản vào những năm 1930”, một lần ông đã nói với Reuters. Những ảnh hưởng thẩm mỹ khác gồm bậc thầy nghệ thuật Phục Hưng Italia Michelangelo và kiến trúc sư Mỹ gốc Đức của thế kỷ 20 Walter Gropius. Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Tokyo, ông làm việc 4 năm tại văn phòng của Kunio Maekawa, một học trò quan trọng của Le Corbusier. Năm 1942, ông trở lại Đại học Tokyo và trở thành trợ giảng từ năm 1946. Ông thành lập xưởng Tange nơi các kiến trúc sư trẻ như Sachio Otani, Takashi Asada, Taneo Oki, Fumihiko Maki, Koji Kamiya, Arata Isozaki, và Kisho Kurokawa trao đổi rất nhiều ý tưởng. Giảng dạy và trao đổi ý tưởng một cách chủ động với nhiều người trên toàn thế giới, Kenzo Tange đã thấm nhuần động lực sống Nhật Bản và thế giới. Quan hệ của ông với c ác học giả và nghệ sĩ đã tạo cảm hứng cho công việc sáng tạo xuyên suốt sự nghiệp trải dài gần ba phần tư thế kỷ của mình.

Năm 1949, Kenzo Tange là người thắng cuộc trong cuộc thi thiết kế Công viên Hòa Bình và Trung tâm Hòa Bình ở Hiroshima, thành phố bị phá hủy trong cuộc tấn công nguyên tử đầu tiên của thế giới.Thiết kế bao gồm một bảo tàng được xây dựng tại điểm nơi quả bom được thả xuống vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.

Năm 1951, ông trình bày ý tưởng của mình về trung tâm Hiroshima tại Hội thảo Quốc tế Kiến trúc Hịên đại (CIAM) tại London. Ông đã đạt niềm mơ ước gặp mặt các nhân vật lớn như Le Corbusier, Walter Gropius, Jose Louis Sert cùng nhiều kiến trúc sư thế giới khác.Công viên và trung tâm hòa bình của ông đã biến thành phố Hiroshima thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của con người.

Ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kiến trúc truyền thống, những thiết kế thời kỳ đầu của Kenzo Tange cố gắng kết hợp chủ nghĩa hiện đại với hình thức kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Từ những năm 1960, những ý tưởng về bản chất cấu trúc đô thị (dự án trung tâm Tokyo năm 1960), thể hiện một sự thay đổi từ chủ nghĩa thuần công năng sang chủ nghĩa kết cấu. Ông từ bỏ chủ nghĩa địa phương trước đó bằng phong cách quốc tế . Mặc dù phong cách của ông biến đổi qua thời gian, Kenzo Tange vẫn kiên định sản sinh các thiết kế dựa trên một trật tự kết cấu trong sáng. Liên hệ rất gần với phong trào Chuyển hóa luận vì những tư tưởng mang tính chức năng luận nhưng Kenzo Tange đã chưa từng tham gia nhóm này.

Luận văn tiến sĩ năm 1959 của ông “Cấu trúc không gian trong một đô thị lớn”, một sự diễn giải cấu trúc đô thị qua bản chất những vận động của con người đi và về từ nhà đến nơi làm việc.“Dự án cho Tokyo 1960” là câu trả lời lôgíc của nhóm Kenzo Tange cho các vấn đề này, đưa ra suy nghĩ về bản chất cấu trúc đô thị có thể phát triển và thay đổi. Nó nhận được sự quan tâm rộng lớn trên toàn thế giới vì ý tưởng mới lạ của nó trong việc phát triển thành phố ra vịnh, sử dụng các cầu, các hòn đảo nhân tạo, các bến đỗ nổi và các cấu trúc lớn.

Một dự án thiết kế và quy hoạch đô thị khác được bắt đầu năm 1967 cho quận Fiera, Bologna, Italy và một đô thị mới với dân số 60000 tại Catania, Italy. Với những hoạt động của ông tại Italia, quả không ngạc nhiên khi Olivetti đã lại mời ông thiết kế trụ sở trung tâm của họ tại Nhật Bản.

Kenzo Tange đã nắm được tinh thần của sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản với công trình đột phá Sân vận động Olympic Tokyo năm 1964, đã thường được mô tả như một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất được xây dựng của thế kỷ 20.Với công trình nhà thờ thánh Mary ở Tokyo, ông đã đi thăm một vài nhà thờ Gothic thời Trung cổ. Ông nói:“ Sau khi trải nghiệm sự trang nghiêm hướng tới thiên đường và các không gian thần bí không tả xiết, tôi bắt đầu tưởng tượng ra các không gian mới, và muốn sáng tạo ra chúng bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại”.

Trung tâm báo chí , phát thanh và truyền hình Yamanishi ở Koku, Nhật Bản đã được Kenzo Tange sử dụng nhiều lý thuyết mới - các lồng thang hình trụ, các thang máy, điều hòa không khí và hệ thống điện, các không gian chiều đứng chúng liên kết được ví như các tòa nhà dọc theo một con phố. Đôi chỗ được để rỗng và một số có chức năng. Các không gian trống giữa các tầng đóng vai trò như các terrace và các vườn trên mái có thể đóng lại khi cần thiết.

Khách sạn Hoàng tử Akasaka ở Tokyo đã trở thành một mốc quan trọng. Các công trình khác gồm trung tâm Sogetsu, toà nhà Hanae Mori, bảo tàng lịch sử quận Hyogo, trường học Tohin, trung tâm văn hóa quận Ehime.
Đầu những năm 1970, với chủ đề “Sự hài hoà và tiến bộ của con người”, Kenzo Tange đã đảm nhận việc thiết kế kiến trúc cho EXPO’70 và quảng trường nơi diễn ra liên hoan. Mơ ước của Kenzo Tange thường rất tham vọng, gồm cả việc thiết kế lại các đường phố (theo ông là) bừa bãi và lộn xộn của Tokyo.

Trong tất cả các dự án của ông đều có một chủ đề được lặp lại mà đã được Kenzo phát biểu thành lời: “Kiến trúc phải chứa đựng điều gì đó lôi cuốn trái tim con người, nhưng thậm chí ngay lúc đó, hình dạng cơ bản, không gian và diện mạo công trình vẫn phải lôgíc. Các tác phẩm sáng tạo trong thời đại của chúng ta phải được thể hiện như một sự hợp nhất của công nghệ và tính nhân bản. Vai trò của truyền thống như chất xúc tác, cái thúc đẩy một phản ứng hoá học, nhưng không thể tìm thấy được trong kết quả cuối cùng. Truyền thống có thể, chắc chắn vậy, tham dự vào công cuộc sáng tạo nhưng riêng bản thân nó thì không mang tính sáng tạo.”

Vào năm ông nhận giải Pritzker, Kenzo Tange đã công bố dự án cho Liên hợp thị chính Tokyo. Khu liên hợp bao gồm một sảnh hội nghị, quảng trường thành phố, một công viên và hai tòa tháp.

Là giáo sư giảng dạy tại khoa Kiến trúc đại học Tokyo, Kenzo Tange từng dạy Kisho Kurokawa, kiến trúc sư thiết kế bảo tàng Van Gogh danh tiếng ở Hà Lan và sân bay Kuala Lumpur. Fumihiko Maki, kiến trúc sư của tòa nhà Spiral quận Omotesando, Tokyo, người đoạt giải Pritzker 1993, là một học trò khác của ông.Kenzo Tange cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại học viện công nghệ Massachusetts, giảng viên tại Harvard, Yale, Princeton, Washington, học viện công nghệ Illinois, đại học Caliornia ở Berkerley và các đại học tại Alabama và Toronto.
Giám khảo giải Pritzker 1987 đã có những lời nhận xét về ông như sau:

“…Có được tài năng, nghị lực và một sự nghiệp dài lâu đáng kể, một người có thể vượt lên, từ kẻ khai phá đất mới thành một nhân vật kinh điển. Đó chính là phúc phận của Kenzo Tange, người mà trong gần tám thập niên của mình, ông đã nổi tiếng như một kiến trúc sư tầm cỡ thế giới. Cùng với việc hành nghề thực tiễn, ông cũng là nhà lý thuyết kiến trúc tiên phong và là một giáo sư có uy tín, trong các học trò của ông có các kiến trúc sư nổi tiếng Fuhimiko Maki và Arata Isozaki. Công trình sân vận động cho Thế vận hội Tokyo năm 1964 của ông thường được mô tả như một trong số các công trình đẹp nhất được xây dựng trong thế kỷ 20. Bắt đầu một thiết kế, Kenzo Tange hướng đến các hình khối làm rung động trái tim chúng ta bởi chúng dường như hiện ra từ quá khứ được ghi nhớ nhạt nhòa xa xưa nào đó và, đến giờ vẫn thật sự hấp dẫn đến nghẹt thở…”

Là một người đàn ông thanh nhã và ăn nói nhỏ nhẹ, trong trang phục kẻ sọc nhỏ tuyệt hảo, Kenzo Tange mở rộng công việc bằng việc thuê 130 kiến trúc sư trên toàn thế giới.Từ những năm 70 đến đầu những năm 80, tác phẩm của Kenzo Tange phát triển trên 20 quốc gia toàn thế giới: Trung Quốc, Singapore, Úc, Malaysia, Nê-pan, Ả rập Xê-út, Iran, Cô-oét, Nigiêria, Italia và Nam Tư... Tiêu biểu cho thời kỳ này là thiết kế trung tâm OUB (1985) và UOB Plaza (1995), với chiều cao 280m đã “xác định lại” đường chân trời ở Singapore. Cũng khoảng năm 1985 đến 1991, theo yêu cầu của thị trởng Paris,Chirac (nguyên tổng thống Pháp), Kenzo Tange đã đề xuất dự án tái thiết Place d’Italie, một quảng trường với đường kính gần 200m, phía nam sông Sein, liên kết Paris từ đông sang tây. Nó phục hồi trật tự giữa không gian cũ và mới, đồng thời làm sống lại phần phía đông của thành phố.

Chỉ có 2 dự án của Kenzo Tange được hoàn thành tại Mỹ là công trình mở rộng bảo tàng nghệ thuật Minneapolis năm 1975 và toà nhà AMA tại Chicago năm 1990. Bảo tàng nghệ thuật Minneapolis nguyên thiết kế năm 1911 của McKimMead và White theo phong cách tân cổ điển. Việc mở rộng hoàn thành với các cánh công trình đối xứng, tăng gần gấp đôi diện tích ban đầu là 120000 foot vuông.

Tuy nhiên, các tác phẩm bằng bêtông khổng lồ của ông cũng đã từng bị phê bình như những vật chướng mắt vào sau những năm 1970 khi các kiến trúc tương tự trên toàn cầu bị chỉ trích.

Kenzo Tange nhận được nhiều giải thưởng các loại, như giải Ashahi 1964, huân chương văn hóa năm 1980, giải Pritzker 1987 và giải thưởng của Hội nghệ thuật Nhật Bản năm 1993, huy chương vàng RIBA, AIA và Viện hàn lâm kiến trúc Pháp.

Mặc dù được ca ngợi nhiều về những thiết kế, Kenzo Tange đã không thiết kế ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà rộng 2150 feet vuông gần trung tâm Tokyo.

“Tôi quyết định không thiết kế ngôi nhà của mình bởi vì vợ con tôi có thể sẽ phàn nàn về nó”, có lần ông đã nói.
Ông đã ra đi, theo những tiếng chuông ngân từ Hiroshima, để lại người vợ Takako và con trai, kiến trúc sư Noritaka, 47 tuổi

Shigeru Ban - KTS của giấy

Webíte www.shigerubanarchitects.com

Sử dụng những vật liệu không bình thường trong xây dựng như giấy, Shigeru Ban đã mở rộng và định nghĩa lại giới hạn về vật liệu mới trong kiến trúc hiện đại. Ông đã tạo ra một biểu tượng mới của kiến trúc tối giản.

Ông sinh năm 1957 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông học kiến trúc tại Học viện Kiến trúc Nam California(SCI-Arc) từ năm 1977 đến năm 1980, sau đó theo học trường kiến trúc Cooper Union, nơi John Hejduk từng theo học (1980-1982). Năm 1982-1983, ông làm việc tại xưởng kiến trúc của Arata Isozaki và sau đó mở một văn phòng kiến trúc của riêng mình ử Tokyo năm 1985. Shigeru đã thiết kế rất nhiều công trình triển lãm, trong đó có cả nhà triển lãm Alvar Aalto (Axis Gallery, Tokyo 1986). Các công trình tiêu biểu của ông: Pavilion Odawara (Kanagawa , 1990), Phòng trưng bày giấy (Tokyo, 1994), Nhà giấy (Hồ Yamanaka, 1994-1995), Nhà thờ giấy (Takatori, Hyogo, 1995), tất cả các công trình đều xây dựng ở Nhật Bản. Ông cũng thiết kế những công trình có cấu trúc bằng vật liệu kém bền vững như: Nhà cho người tị nạn được làm bằng nhựa và ống giấy củacho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Shigeru cũng là người được chọn để thiết kế nhà triển lãm Nhật Bản tại Hội chợ triển lãm Hanover 2000.

Paper church - Nhà thờ giấy

Ngôi nhà giấy
(Hồ Yamanaka, Yamanashi, Nhật Bản, 1994-1995)

Ngôi nhà diện tích 100m2 này là một trong ba công trình được xây dựng gần hồ Yamanaka. Đó là dự án đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng ống giấy thải loại như một loại vật liệu để xây dựng nên một công trình bền vững. Từ xa xưa, giấy đã được sử dụng làm vật liệu cấu tạo nên ngôi nhà trong kiến trúc Nhật Bản. Và Shigeru có vẻ cũng rất tự nhiên khi sử dụng chất liệu đó trong xây dựng. Ông đã thiết kế các công trình như: Hội trường Odawara (1990), Nhà thờ giấy, những căn nhà khúc cây cho những người tị nạn trong trận động đất ở Kobe hồi năm 1995. Với 110 ống giấy xếp hình chữ S trên mảnh đất 10mx10m. Mỗi ống có đường kính 280mm và cao 2,7m. Căn phòng phần bụng chữ S làm từ 80 ống giấy là nơi sinh hoạt, có không gian nhìn ra phía rừng còn phần bụng nhỏ của chữ S làm khu vệ sinh.

KTS Norman Fosters

Website: www.fosterandpartners.com

Vài năm trở lại đây, hàng loạt những công trình mới, ấn tượng và giành được nhiều lời ngợi khen nhất của các KTS toàn cầu đều có cùng "nguồn gốc" từ tập đoàn Foster & Partners do KTS người Anh, Norman Fosters, đứng đầu.

KTS Norman Fosters, sinh năm 1935, trong một gia đình lao động. Từ khi còn nhỏ, ông đã có niềm say mê với kiến trúc, đặc biệt là những công trình của những KTS nổi tiếng như Frank Lloyd Wright và Le Corbusier. Ông tốt nghiệp ĐH Kiến trúc tại Manchester và sau đó nhận học bổng toàn phần chuyên ngành Kiến trúc tại ĐH Yale nổi tiếng ở Mỹ. Tại đây, ông đã hoàn thành bằng Master và gặp lại người bạn cũ Richard Rogers, cơ hội để hình thành văn phòng kiến trúc Team 4.

Sau khi Team 4 sụp đổ, năm 1967, ông cùng Wendy Cheeseman thành lập Foster Associates, sau này trở thành Foster & Partners. Foster Associates đã tạo nên những công trình đột phá tại Anh và tiếng tăm của Norman ngày càng nổi bật. Khách hàng tìm đến với Foster & Partners ngày càng nhiều và hầu hết các công trình được thực hiện đều rất hoành tráng và gây được tiếng vang lớn. Có thể kể ra đây những tác phẩm kiến trúc như tòa nhà quốc hội Đức, tòa thị chính London, tòa nhà 30 St Mary Axe... Ông đã giành được rất nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá, trong đó có giải Pritzker Architecture năm 1999.

Norman Foster đã có 3 đời vợ. Người vợ đầu của ông là đối tác làm việc lâu năm, qua đời năm 1989 vì bị ung thư. Người vợ thứ hai gốc Ấn Độ chỉ sống với Foster một thời gian ngắn và ly dị năm 1998. Vợ hiện nay của ông là Elena Foster, từng là phóng viên và đã giảng dạy tại ĐH Cambridge. Ông có tổng cộng 6 người con (5 trai và 1 gái).

Một số công trình của Foster&Partners, đa phần ở Anh:

Website: Tòa nhà Hearst Tower tại New York (Mỹ) là một công trình hoàn toàn bằng kính, nhưng điều đặc biệt là nó được xây dựng trên phần tòa nhà 6 tầng Joseph Urban đã có sẵn theo phong cách kiến trúc Art Deco. Công trình là một thiết kế tiêu tốn ít năng lượng nhất, nên nơi đây được coi là mô hình văn phòng tiêu biểu cho một môi trường phát triển bền vững.

Sau khi thống nhất đất nước, Quốc hội Đức hoạt động dựa trên bốn vấn đề chính: là một diễn đàn dân chủ, đảm bảo sự tiếp cận của công chúng, nhạy cảm đối với lịch sử và chương trình làm việc phải lấy môi trường làm trọng tâm. Chính vì vậy, việc cải tạo công trình nhấn mạnh đến giá trị của sự minh bạch và rõ ràng, đỉnh vòm bằng kính của tòa nhà quốc hội Đức đã trở thành hình ảnh quen thuộc mới ở thủ đô Berlin, biểu tượng của tiến trình dân chủ mạnh mẽ của nước Đức.

Cầu thiên nhiên kỷ (Millennium Bridge) là một thiết kế đặc biệt giữa vô số những cây cầu bắc qua sông Thames. Một chiếc cầu treo có thiết kế khá nông, được làm cho phép người đi bộ không bị cản trở tầm nhìn và hoàn toàn có thể thoải mái quan sát quang cảnh xung quanh dòng sông. Vào ban ngày, cây cầu trông như một dải ribbon bằng thép, nhưng khi trời tối, bất kỳ ai cũng có thể trông thấy nó giống như một lưỡi dao ánh sáng.

Tọa lạc bên bờ nam của sông Thames, Tòa thị chính London là một trong những công trình mới và là biểu tượng thế kỷ mới của thủ đô xứ sương mù. Khai thác những công nghệ đã được ứng dụng trước đó tại nhà quốc hội Đức, tòa thị chính London là một thiết kế trong suốt, nhưng luôn thân thiện với môi trường và là một công trình có tính bền vững cao.

Nhà ga hàng không lớn nhất và cũng tiên tiến nhất thế giới theo thiết kế của Foster đang được xây dựng tại Bắc Kinh. Nét ấn tượng thể hiện không chỉ ở công nghệ, vận dụng dễ dàng, mà còn tạo những yếu tố nhằm làm cho hành khách thuận tiện trong sử dụng, bền vững với môi trường. Phần mái công trình áp dụng những nguyên tắc về khí động lực, được thiết kế khá đặc biệt theo hình dáng của một con rồng, cùng màu đỏ và vàng... những hình ảnh tượng trưng cho đất nước Trung Quốc. Công trình khởi công xây dựng từ năm 2003 và dự định khánh thành năm 2008 để chào đón Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh.

30 St Mary Axe có hình dáng khá đặc biệt và không bị lẫn bởi bất kỳ công trình nào tại London. Đây là tòa nhà sinh thái cao tầng đầu tiên ở thủ đô Vương quốc Anh, sử dụng năng lượng sạch. 30 St Mary Axe là một tập hợp của các tiêu chuẩn tiên tiến và cũng táo bạo nhất về kỹ thuật, kiến trúc, xã hội và xử lý không gian. Những bức tường kính và mái nhọn đã hấp thụ ánh sáng và tạo những góc nhìn thú vị. Công trình hoàn thành năm 2004.

SVĐ Wembely mới khánh thành đầu năm 2007 cũng là một tác phẩm của Norman Foster. SVĐ mới có tổng chiều cao gấp gần 4 lần so với thiết kế cũ, nằm trên diện tích xây dựng gấp đôi. Nơi đây có sức chứa 90.000 chỗ ngồi, và hiện là SVĐ không có đường chạy (chỉ dành cho bóng đá) lớn nhất thế giới. Điểm đặc biệt nhất của thiết kế này là hệ thống mái che một phần, được đỡ bởi một khung vòm cao tới 133 m. Đứng ở bất kỳ vị trí nào tại London, cũng có thể nhìn thấy phần mái này.

Sân vận động mới Nou Camp của CLB Barcelona (Tây Ban Nha) sẽ được nâng cấp thành một sân bóng hoành tráng nhất châu Âu theo thiết kế mới của KTS Norman Foster. Thiết kế đã hoàn thành, với một hình ảnh Nou Camp mới có sức chứa lên tới khoảng 106.000 người, cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, trong đó có cả bệnh viện và các khu vực công cộng khác.

Phỏng vấn KTS Koen Olthius của WaterStudio.nl

Trên các tờ báo chúng tôi luôn luôn ra sức thuyết phục “những thành phố nổi sẽ có tương lai” à mọi người nói, ah, tôi không hiểu như thế nào. Khi đó chúng tôi sẽ lấy Amsterdam làm ví dụ, Amsterdam có nhiều nước hơn cả Venice.

Được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư tạo được sự khác biệt, người đi mở lối trên đường thiết kế cho một thế giới nước của tương lai. Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl nói rằng thay vì lịch sủ của nền văn minh chúng ta là cố gắng chiến đấu chống lại những vùng đất ẩm ướt hàng nghìn năm qua, bước tiến vượt bậc của chúng ta cho tương lai có lẽ sẽ là “để nước tràn vào và làm bạn với nó”.

Bạn nên tin lời của kiến trúc sư mà trưởng thành từ vùng đất mà hoàn toàn thống trị bởi nước.

Hà Lan về bản chất là được xây dựng trên mặt nước. Khoảng chừng một phần ba đất nước nằm dưới mặt nước biển, là nơi cư trú của hơn 60% dân số trogn tổng số 15.8 triệu dân. Người Hà lan đã mất vài nghìn năm để xây dựng những con đê và kênh trong cuộc chiến dường như bất tận để chống lại sự xâm lấn của biển Bắc.

Tôi ngồi bên người kiến trúc sư của biển, Keon Olthius , cùng thảo luận về những căn hộ đầy tham vọng, một định nghĩa về căn nhà nổi, và những trải nghiệm của anh về những thành phố nổi trên toàn thế giới.

Jill:Vậy Hà lan hầu như xây dựng trên các đầm lầy phải không ?

Koen: Đúng vậy, cảnh quan của đất nước chúng tôi hầu như là do con người kiến tạo nên. Nó tạo nên một cảm giác là chúng tôi đã bơm hết cả nước đi, đào những con kênh và nếu như bạn không có những con kênh đấy thì dường như toàn bộ mọi thứ đều chìm trong nước. Vấn đề ở đây là chúng tôi có 3 và 3.5 ngàn vùng đất như vậy. Thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn hỏi bất cứ ai tại Hà lan, họ cũng không hề nhận ra điều đó. Mọi người tại Hà lan quá quen với ý nghĩ rằng: Tôi không nghĩ là có ai đó còn biết đến hiểm nguy. Và mọi người ở Mỹ và Trung quốc nhìn vào hệ thống ngăn nước và đưa nước ra ngoài đất đai của chúng tôi. Nhưng khi họ cố gắng tìm cách cạnh tranh với chúng tôi về hẹ thống kênh đào thì khi đó chúng tôi lại tìm cách thoát ra khỏi việc trực tiếp đôi đầu với nước. Giờ đây, chúng tôi bắt đầu để nước chảy vào và tìm cách làm bạn với nước. Chúng tôi bắt buộc phải làm thế bởi vì thực tế là hệ thống kênh đào sẽ không thể duy trì được cao độ nước và toàn bộ phần này của Hà lan sẽ chìm ngập nước. vì vạy, tốt hơn hết là chung sống với nước thay vì chống lại nó.

Hà Lan nhìn từ máy bay

Làm thế nào mà Hà Lan lại trở nên như thế ngay từ nơi đầu tiên?

À, khi những người đầu tiên tới mảnh đất này từ Pháp và Đức, họ tới bờ biển và họ tìm được không gian có thể sinh sống được ở khu đầm lầy và họ tạo nên những ngọn đồi nhân tạo nhỏ – mà chúng tôi gọi là terpen. Giữa những ngọn đồi này là đầm lầy và họ đào những con kênh từ một ngọn đồi này tới ngọi đồi kia để giữ chúng luôn khô ráo. Cứ như vậy sau một thời gian, bạn có 1, 2 , 3, 4 terpen – những ngọn đồi nhân tạo với những con kênh bao quanh, bạn sẽ nói là tốt thôi, tại sao chúng ta lại không bơm nước ra liên tục. Bởi vì nếu như bạn dừng bơm, trong vòng 48 tiếng, những vùng đất lấn biển sẽ ngập đầy 30-60 cm nước. Điều đó có nghĩa là nếu như bạn dừng bơm, toàn bộ sẽ lại là nước ngay lập tức. Do đó mà Hà lan hoàn toàn là sản phẩm kiến tạo của con người, bởi vì chúng tôi liên tục bơm nước. Well, 3.5 nghìn mảnh đất lấn biển liên tục được hút nước sẽ là một vấn đề khi có những đợt mưa to với mực nước sông dâng cao xung quanh là mực nước biển cao sẵn…

Một số ngôi nhà anh thiết kế là nhà nổi, một số khác lại là cắm sâu xuống nước hoặc nửa nổi nửa chìm (amphibious). Anh có thể giải thích sự khác biệt đó không ? Ý tôi là, tôi thấy những ngôi nhà nổi khắp Amsterdam – vâyh những công trình của anh có gì khác với những ngôi nhà nổi khác ?

Ồ, có 60,000 ngôi nhà nổi tại Amsterdam, nhưng tất cả số chúng có kích thước 5-6 m x 20-25 m. Chúng tôi thực hiện những thứhoàn toàn khác biệt, cho phép công trình có kích thước lớn hơn hẳn và ổn định hơn nhiều. Chúng tôi có một công nghệ đã được đăng kí bản quyền nhằm tạo nên một “nền móng nổi” đặc biệt cấu tạo từ bê tông và bọt- chúng tôi gọi là đất nổi (floating land). Những nền móng đó di chuyển lên xuống trên các cọc. Điều đó cho phép chúng tôi đạt tới chiều cao 200-200 m và tạo nên kết cấu lơn hơn. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “nửa nổi nửa chìm – amphibious” để miêu tả những nền móng nổi trên các thanh cọc. Nền móng nay được đặt trên nề đất kho ráo và khi nước tới, nền móng đó vốn neo lỏng vào những chiếc cọc và nổi lên trên khiến ngôi nhà trở thành công trình nổi.

Anh bắt đầu tiến hành việc này tại như thế nào ?

Chúng tôi bắt đầu một vài thiết kế công trình nước cho Amsterdam, và tôi rất yêu thích nó. Điều đó khiến tôi bị thu hút. Và tôi nghĩ là, oh , đây là sự lựa chọn của chính tôi. Những năm đầu mọi việc thật khó khăn nhưng giờ thì dễ dàng hơn nhiều.

Thực tế là có bao nhiêu công trình mà anh đã xây dựng ? Tôi thấy rất nhiều ảnh phối cảnh của các dự án tuy nhiên lại rất ít ảnh chụp công trình thực tế ?

Tôi nghĩ là đến bây giờ chúng tôi xây được 24 chiếc. Nhưng hầu hết trong số chúng – khoảng 20 chiếc – chỉ là những ngôi nhà thuyền hiện đại. Chúng khác thường hơn những ngôi nhà khác một chút, nhưng chúng vẫn là những ngôi nhà thuyền.

Tôi nghĩ chúng tôi xây dựng được 4 công trình thức sự đặc sắc đẹp đầy tính kiến trúc và chúng tôi cũng có 27 – 28 dự án khác đang tiến hành, ví dụ như là nhà thờ Hồi giáo nổi tại Du bai, đại lộ nổi tại Antwerp, làng nghỉ dưởng tại Aruba.

Điều đáng nói ở kỹ thuật hoạt động với nước là các công trình và phần móng nổi của chúng đòi hỏi sự bảo dưỡng thấp. Với những kỹ thuật nhà nổi, nhà chống thấm, các căn hộ và tất cả những thứ như vậy bạn có thể vượt lên trên tất cả các cấu trúc thông thường của những công trình lấn biển và duy trì một cảnh quan nguyên gốc như nó vốn có.

Có vẻ như là nó ngày càng hiệu quả và tốt hơn cho cho môi trường. Anh không cần phải làm gì để bảo dưỡng chúng ư ?

Vâng, đúng thế. Điều duy nhất mà bạn phải đảm bảo là chất lượng nước ở dưới cấu trúc to lớn đó là ổn. Và điều đó phụ thược vào lượng oxy, cát bám dưới đáy cấu trúc mặt phẳng công trình như thế nào, hiện tại thì có rất nhiều yếu tố. Những dự án này có thể dùng cho rất nhiều địa điểm. Có thẻ ở Amsterdam, Rotterdam, Antwerp, Copehagen. Giờ đây, mọi người liên hệ tôi từ khắp nơi, Tokyo, Ho Chi Minh City, Bombay, Budapest.

Ồ quả là ấn tượng, bởi vì mọi thành phố lớn đều có nước phải không ?

Đúng vậy, đó là bởi vì đó là những thành phố ! Trên các tờ báo chúng tôi luôn luôn ra sức thuyết phục “những thành phố nổi sẽ có tương lai” à mọi người nói, ah, tôi không hiểu như thế nào. Khi đó chúng tôi sẽ lấy Amsterdam làm ví dụ, Amsterdam có nhiều nước hơn cả Venice. Tòan thành phố được cấu thành từ những hòn đảo nhỏ nằm trên các cọc. Có hàng nghìn hàng nghìn hòn đảo như thế ở Amsterdam, bởi vì nó là một vùng đất xấu. Nếu như bạn nhìn vào Venice, toàn thành phố là một thành phố tĩnh. Nếu như vài năm trước họ xây dựng thành phố trên một nền móng nổi thì cả thành phố đó sẽ di chuyển lên xuống theo mặt nước thay vì cứ phải tổ chức thoát nước liên miên như bây giờ.

Waterstudio’s thiết kế khu nghỉ mát the Palm Resort ở Dubai

Thành phố ấn tượng nhất hiện giờ với chúng tôi là Dubai. Hiện giờ có một sự đầu tư đáng nể cho mặt nước, và đó là nơi đầu tiên mà mọi người thực sự thiết kế và thi công trên mặt nước. Chúng tôi được yêu cầu thiết kế một con thuyền chuyên chở khách (taxi boat), và khi chúng tôi đưa cho chủ đầu tư xem thiết kế, ngay lập tức họ rất thích thú và họ muốn hơn thế nữa. Giờ đây chúng tôi thiết kế những cấu trúc cho một phần dự án Palm Resort và cả nhà thờ Hồi giáo này nữa. Đó sẽ dành cho dự án Waterfront.

Anh có dự án nào tại Mỹ không ?

Không, rất khó để có thể được nhận biết tại Mỹ. Họ rất bảo hộ. Ngay cả cho bang New Orleans. Chúng tôi phải tìm một người nào đó đã tiến hành dụ án và giúp đỡ họ dưới cương vị kiến trúc sư cộng tác. Nhưng không dễ để nhận được nhiệm vụ ở đây. Thật lạ, bởi tại các đất nước khác, như là Canada hay Anh huawcj ÚC, chúng tôi lại được chào đón nồng nhiệt. Chúng tôi có thể đem đến ý tưởng và nhận được công việc. Nhưng tại Mỹ, thị trường có vẻ hơi được bảo hộ. Tôi nghĩ họ nên mở cửa một chút.

Nhưng từ những gì mà tôi nhìn thấy ở New Orleans, dĩ nhiên có thể sử dụng yêu cầu !

Vâng. Ở liên bang, vấn đề là nếu có một thảm họa lớn như là bão Katrina, khi đó tất cả các phương tiện truyền thông hầu như tập trung vào vấn đề đó. Và tất cả mọi người đều thực sự hào hứng và nói “Okay, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đó.” Nhưng vài tháng sau đó , chả có gì xảy ra cả. Và khi đó thì vấn đề không còn được chú ý bởi các phương tiện truyền thông nữa, nó trở lại như cũ và lại đợi cho đến thẩm họa sau…

Điều mà bạn nên làm là lập nên một kế hoạch và thực hiện nó theo cách mới mẻ. Bởi vì khi bạn có một ý tưởng sáng tạo, sự sáng tạo mà có thể đem đến triển vọng kinh tế. Ví dụ, chúng tôi không có một công ty có thể được công nghiệp hóa bởi nhân công ở đây rất dwats. Nhưng bởi có nhưng tiêu chẩn công nghệ mà chúng tôi có thể bán những ý tưởng và kinh nghiệm của chúng tôi trên toàn thế giới. Và nó có thể giống như vậy ở Mỹ, nới mà nhân công thì rất đắt đỏ nhưng sự sáng tạo và tiêu chuẩn công nghệ lại cao.


aa
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: