Đăng nhập
Site menu
    Chat Box
      Đánh giá
      Bạn hãy đưa một đánh gia khách quan về Website của chúng tôi?
      Tong so cau tra loi: 1415
      Chuyên mục
      Tin Hot [1]
      Những tin tức nóng hổi trong ngày!!!!!!!
      Chuyện lạ đó đây [0]
      kì dị và bí ẩn
      Thị trường BĐS [0]
      /bds
      Lịch
      «  Tháng 8 2010  »
      SuMoTuWeThFrSa
      1234567
      891011121314
      15161718192021
      22232425262728
      293031
      Main » 2010 » Tháng 8 » 15 » Chân dung các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới_P2
      6:51 AM
      Chân dung các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới_P2


      KTS Norman Fostersenter]

      Hình ảnh


      Vài năm trở lại đây, hàng loạt những công trình mới, ấn tượng và giành được
      nhiều lời ngợi khen nhất của các KTS toàn cầu đều có cùng "nguồn gốc"
      từ tập đoàn Foster & Partners do KTS người Anh, Norman Fosters,
      đứng đầu.
      KTS Norman Fosters, sinh năm 1935, trong một gia đình lao động. Từ khi còn
      nhỏ, ông đã có niềm say mê với kiến trúc, đặc biệt là những công trình
      của những KTS nổi tiếng như Frank Lloyd Wright và Le Corbusier. Ông tốt
      nghiệp ĐH Kiến trúc tại Manchester và sau đó nhận học bổng toàn phần
      chuyên ngành Kiến trúc tại ĐH Yale nổi tiếng ở Mỹ. Tại đây, ông đã hoàn
      thành bằng Master và gặp lại người bạn cũ Richard Rogers, cơ hội để
      hình thành văn phòng kiến trúc Team 4.
      Sau khi Team 4 sụp đổ, năm 1967, ông cùng Wendy Cheeseman thành lập Foster
      Associates, sau này trở thành Foster & Partners. Foster Associates
      đã tạo nên những công trình đột phá tại Anh và tiếng tăm của Norman
      ngày càng nổi bật. Khách hàng tìm đến với Foster & Partners ngày
      càng nhiều và hầu hết các công trình được thực hiện đều rất hoành tráng
      và gây được tiếng vang lớn. Có thể kể ra đây những tác phẩm kiến trúc
      như tòa nhà quốc hội Đức, tòa thị chính London, tòa nhà 30 St Mary
      Axe... Ông đã giành được rất nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá,
      trong đó có giải Pritzker Architecture năm 1999.
      Norman Foster đã có 3 đời vợ. Người vợ đầu của ông là đối tác làm việc lâu
      năm, qua đời năm 1989 vì bị ung thư. Người vợ thứ hai gốc Ấn Độ chỉ
      sống với Foster một thời gian ngắn và ly dị năm 1998. Vợ hiện nay của
      ông là Elena Foster, từng là phóng viên và đã giảng dạy tại ĐH
      Cambridge. Ông có tổng cộng 6 người con (5 trai và 1 gái).
      Một số công trình của Foster&Partners, đa phần ở Anh:

      Hình ảnh

      Tòa nhà Hearst Tower tại New York (Mỹ) là một công trình hoàn toàn bằng
      kính, nhưng điều đặc biệt là nó được xây dựng trên phần tòa nhà 6 tầng
      Joseph Urban đã có sẵn theo phong cách kiến trúc Art Deco. Công trình
      là một thiết kế tiêu tốn ít năng lượng nhất, nên nơi đây được coi là mô
      hình văn phòng tiêu biểu cho một môi trường phát triển bền vững.

      Hình ảnh

      Sau khi thống nhất đất nước, Quốc hội Đức hoạt động dựa trên bốn vấn đề
      chính: là một diễn đàn dân chủ, đảm bảo sự tiếp cận của công chúng,
      nhạy cảm đối với lịch sử và chương trình làm việc phải lấy môi trường
      làm trọng tâm. Chính vì vậy, việc cải tạo công trình nhấn mạnh đến giá
      trị của sự minh bạch và rõ ràng, đỉnh vòm bằng kính của tòa nhà quốc
      hội Đức đã trở thành hình ảnh quen thuộc mới ở thủ đô Berlin, biểu
      tượng của tiến trình dân chủ mạnh mẽ của nước Đức.

      Hình ảnh

      Cầu thiên nhiên kỷ (Millennium Bridge) là một thiết kế đặc biệt giữa vô số
      những cây cầu bắc qua sông Thames. Một chiếc cầu treo có thiết kế khá
      nông, được làm cho phép người đi bộ không bị cản trở tầm nhìn và hoàn
      toàn có thể thoải mái quan sát quang cảnh xung quanh dòng sông. Vào ban
      ngày, cây cầu trông như một dải ribbon bằng thép, nhưng khi trời tối,
      bất kỳ ai cũng có thể trông thấy nó giống như một lưỡi dao ánh sáng.

      Hình ảnh

      Tọa lạc bên bờ nam của sông Thames, Tòa thị chính London là một trong những
      công trình mới và là biểu tượng thế kỷ mới của thủ đô xứ sương mù. Khai
      thác những công nghệ đã được ứng dụng trước đó tại nhà quốc hội Đức,
      tòa thị chính London là một thiết kế trong suốt, nhưng luôn thân thiện
      với môi trường và là một công trình có tính bền vững cao.

      Hình ảnh

      Nhà ga hàng không lớn nhất và cũng tiên tiến nhất thế giới theo thiết kế
      của Foster đang được xây dựng tại Bắc Kinh. Nét ấn tượng thể hiện không
      chỉ ở công nghệ, vận dụng dễ dàng, mà còn tạo những yếu tố nhằm làm cho
      hành khách thuận tiện trong sử dụng, bền vững với môi trường. Phần mái
      công trình áp dụng những nguyên tắc về khí động lực, được thiết kế khá
      đặc biệt theo hình dáng của một con rồng, cùng màu đỏ và vàng... những
      hình ảnh tượng trưng cho đất nước Trung Quốc. Công trình khởi công xây
      dựng từ năm 2003 và dự định khánh thành năm 2008 để chào đón Thế vận
      hội mùa hè Bắc Kinh.

      Hình ảnh

      30 St Mary Axe có hình dáng khá đặc biệt và không bị lẫn bởi bất kỳ công
      trình nào tại London. Đây là tòa nhà sinh thái cao tầng đầu tiên ở thủ
      đô Vương quốc Anh, sử dụng năng lượng sạch. 30 St Mary Axe là một tập
      hợp của các tiêu chuẩn tiên tiến và cũng táo bạo nhất về kỹ thuật, kiến
      trúc, xã hội và xử lý không gian. Những bức tường kính và mái nhọn đã
      hấp thụ ánh sáng và tạo những góc nhìn thú vị. Công trình hoàn thành
      năm 2004.

      Hình ảnh

      SVĐ Wembely mới khánh thành đầu năm 2007 cũng là một tác phẩm của Norman
      Foster. SVĐ mới có tổng chiều cao gấp gần 4 lần so với thiết kế cũ, nằm
      trên diện tích xây dựng gấp đôi. Nơi đây có sức chứa 90.000 chỗ ngồi,
      và hiện là SVĐ không có đường chạy (chỉ dành cho bóng đá) lớn nhất thế
      giới. Điểm đặc biệt nhất của thiết kế này là hệ thống mái che một phần,
      được đỡ bởi một khung vòm cao tới 133 m. Đứng ở bất kỳ vị trí nào tại
      London, cũng có thể nhìn thấy phần mái này.

      Hình ảnh

      Sân vận động mới Nou Camp của CLB Barcelona (Tây Ban Nha) sẽ được nâng cấp
      thành một sân bóng hoành tráng nhất châu Âu theo thiết kế mới của KTS
      Norman Foster. Thiết kế đã hoàn thành, với một hình ảnh Nou Camp mới có
      sức chứa lên tới khoảng 106.000 người, cùng với hệ thống trang thiết bị
      hiện đại, trong đó có cả bệnh viện và các khu vực công cộng khác.


      Phỏng vấn KTS Koen Olthius của WaterStudio.nl

      Được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư tạo được sự khác biệt, người đi mở lối trên đường thiết kế cho một thế giới nước của tương lai. Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl nói rằng thay vì lịch sủ của nền văn minh chúng ta là cố gắng chiến đấu chống lại những vùng đất ẩm ướt hàng nghìn năm qua, bước tiến vượt bậc của chúng ta cho tương lai có lẽ sẽ là "để nước tràn vào và làm bạn với nó”.

      Bạn nên tin lời của kiến trúc sư mà trưởng thành từ vùng đất mà hoàn toàn thống trị bởi nước.

      Hà Lan về bản chất là được xây dựng trên mặt nước. Khoảng chừng một phần ba đất nước nằm dưới mặt nước biển, là nơi cư trú của hơn 60% dân số trogn tổng số 15.8 triệu dân. Người Hà lan đã mất vài nghìn năm để xây dựng những con đê và kênh trong cuộc chiến dường như bất tận để chống lại sự xâm lấn của biển Bắc.

      Tôi ngồi bên người kiến trúc sư của biển, Keon Olthius , cùng thảo luận về những căn hộ đầy tham vọng, một định nghĩa về căn nhà nổi, và những trải nghiệm của anh về những thành phố nổi trên toàn thế giới.

      Jill:Vậy Hà lan hầu như xây dựng trên các đầm lầy phải không ?

      Koen: Đúng vậy, cảnh quan của đất nước chúng tôi hầu như là do con người kiến tạo nên. Nó tạo nên một cảm giác là chúng tôi đã bơm hết cả nước đi, đào những con kênh và nếu như bạn không có những con kênh đấy thì dường như toàn bộ mọi thứ đều chìm trong nước. Vấn đề ở đây là chúng tôi có 3 và 3.5 ngàn vùng đất như vậy. Thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn hỏi bất cứ ai tại Hà lan, họ cũng không hề nhận ra điều đó. Mọi người tại Hà lan quá quen với ý nghĩ rằng: Tôi không nghĩ là có ai đó còn biết đến hiểm nguy. Và mọi người ở Mỹ và Trung quốc nhìn vào hệ thống ngăn nước và đưa nước ra ngoài đất đai của chúng tôi. Nhưng khi họ cố gắng tìm cách cạnh tranh với chúng tôi về hẹ thống kênh đào thì khi đó chúng tôi lại tìm cách thoát ra khỏi việc trực tiếp đôi đầu với nước. Giờ đây, chúng tôi bắt đầu để nước chảy vào và tìm cách làm bạn với nước. Chúng tôi bắt buộc phải làm thế bởi vì thực tế là hệ thống kênh đào sẽ không thể duy trì được cao độ nước và toàn bộ phần này của Hà lan sẽ chìm ngập nước. vì vạy, tốt hơn hết là chung sống với nước thay vì chống lại nó.


      Hà Lan nhìn từ máy bay

      Làm thế nào mà Hà Lan lại trở nên như thế ngay từ nơi đầu tiên?

      À, khi những người đầu tiên tới mảnh đất này từ Pháp và Đức, họ tới bờ biển và họ tìm được không gian có thể sinh sống được ở khu đầm lầy và họ tạo nên những ngọn đồi nhân tạo nhỏ – mà chúng tôi gọi là terpen. Giữa những ngọn đồi này là đầm lầy và họ đào những con kênh từ một ngọn đồi này tới ngọi đồi kia để giữ chúng luôn khô ráo. Cứ như vậy sau một thời gian, bạn có 1, 2 , 3, 4 terpen – những ngọn đồi nhân tạo với những con kênh bao quanh, bạn sẽ nói là tốt thôi, tại sao chúng ta lại không bơm nước ra liên tục. Bởi vì nếu như bạn dừng bơm, trong vòng 48 tiếng, những vùng đất lấn biển sẽ ngập đầy 30-60 cm nước. Điều đó có nghĩa là nếu như bạn dừng bơm, toàn bộ sẽ lại là nước ngay lập tức. Do đó mà Hà lan hoàn toàn là sản phẩm kiến tạo của con người, bởi vì chúng tôi liên tục bơm nước. Well, 3.5 nghìn mảnh đất lấn biển liên tục được hút nước sẽ là một vấn đề khi có những đợt mưa to với mực nước sông dâng cao xung quanh là mực nước biển cao sẵn…

      Một số ngôi nhà anh thiết kế là nhà nổi, một số khác lại là cắm sâu xuống nước hoặc nửa nổi nửa chìm (amphibious). Anh có thể giải thích sự khác biệt đó không ? Ý tôi là, tôi thấy những ngôi nhà nổi khắp Amsterdam – vâyh những công trình của anh có gì khác với những ngôi nhà nổi khác ?

      Ồ, có 60,000 ngôi nhà nổi tại Amsterdam, nhưng tất cả số chúng có kích thước 5-6 m x 20-25 m. Chúng tôi thực hiện những thứhoàn toàn khác biệt, cho phép công trình có kích thước lớn hơn hẳn và ổn định hơn nhiều. Chúng tôi có một công nghệ đã được đăng kí bản quyền nhằm tạo nên một "nền móng nổi” đặc biệt cấu tạo từ bê tông và bọt- chúng tôi gọi là đất nổi (floating land). Những nền móng đó di chuyển lên xuống trên các cọc. Điều đó cho phép chúng tôi đạt tới chiều cao 200-200 m và tạo nên kết cấu lơn hơn. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ "nửa nổi nửa chìm – amphibious” để miêu tả những nền móng nổi trên các thanh cọc. Nền móng nay được đặt trên nề đất kho ráo và khi nước tới, nền móng đó vốn neo lỏng vào những chiếc cọc và nổi lên trên khiến ngôi nhà trở thành công trình nổi.

      Anh bắt đầu tiến hành việc này tại như thế nào ?

      Chúng tôi bắt đầu một vài thiết kế công trình nước cho Amsterdam, và tôi rất yêu thích nó. Điều đó khiến tôi bị thu hút. Và tôi nghĩ là, oh , đây là sự lựa chọn của chính tôi. Những năm đầu mọi việc thật khó khăn nhưng giờ thì dễ dàng hơn nhiều.

      Thực tế là có bao nhiêu công trình mà anh đã xây dựng ? Tôi thấy rất nhiều ảnh phối cảnh của các dự án tuy nhiên lại rất ít ảnh chụp công trình thực tế ?

      Tôi nghĩ là đến bây giờ chúng tôi xây được 24 chiếc. Nhưng hầu hết trong số chúng – khoảng 20 chiếc – chỉ là những ngôi nhà thuyền hiện đại. Chúng khác thường hơn những ngôi nhà khác một chút, nhưng chúng vẫn là những ngôi nhà thuyền.

      Tôi nghĩ chúng tôi xây dựng được 4 công trình thức sự đặc sắc đẹp đầy tính kiến trúc và chúng tôi cũng có 27 – 28 dự án khác đang tiến hành, ví dụ như là nhà thờ Hồi giáo nổi tại Du bai, đại lộ nổi tại Antwerp, làng nghỉ dưởng tại Aruba.

      Điều đáng nói ở kỹ thuật hoạt động với nước là các công trình và phần móng nổi của chúng đòi hỏi sự bảo dưỡng thấp. Với những kỹ thuật nhà nổi, nhà chống thấm, các căn hộ và tất cả những thứ như vậy bạn có thể vượt lên trên tất cả các cấu trúc thông thường của những công trình lấn biển và duy trì một cảnh quan nguyên gốc như nó vốn có.

      Có vẻ như là nó ngày càng hiệu quả và tốt hơn cho cho môi trường. Anh không cần phải làm gì để bảo dưỡng chúng ư ?

      Vâng, đúng thế. Điều duy nhất mà bạn phải đảm bảo là chất lượng nước ở dưới cấu trúc to lớn đó là ổn. Và điều đó phụ thược vào lượng oxy, cát bám dưới đáy cấu trúc mặt phẳng công trình như thế nào, hiện tại thì có rất nhiều yếu tố. Những dự án này có thể dùng cho rất nhiều địa điểm. Có thẻ ở Amsterdam, Rotterdam, Antwerp, Copehagen. Giờ đây, mọi người liên hệ tôi từ khắp nơi, Tokyo, Ho Chi Minh City, Bombay, Budapest.

      Ồ quả là ấn tượng, bởi vì mọi thành phố lớn đều có nước phải không ?

      Đúng vậy, đó là bởi vì đó là những thành phố ! Trên các tờ báo chúng tôi luôn luôn ra sức thuyết phục "những thành phố nổi sẽ có tương lai” à mọi người nói, ah, tôi không hiểu như thế nào. Khi đó chúng tôi sẽ lấy Amsterdam làm ví dụ, Amsterdam có nhiều nước hơn cả Venice. Tòan thành phố được cấu thành từ những hòn đảo nhỏ nằm trên các cọc. Có hàng nghìn hàng nghìn hòn đảo như thế ở Amsterdam, bởi vì nó là một vùng đất xấu. Nếu như bạn nhìn vào Venice, toàn thành phố là một thành phố tĩnh. Nếu như vài năm trước họ xây dựng thành phố trên một nền móng nổi thì cả thành phố đó sẽ di chuyển lên xuống theo mặt nước thay vì cứ phải tổ chức thoát nước liên miên như bây giờ.


      Waterstudio’s thiết kế khu nghỉ mát the Palm Resort ở Dubai

      Thành phố ấn tượng nhất hiện giờ với chúng tôi là Dubai. Hiện giờ có một sự đầu tư đáng nể cho mặt nước, và đó là nơi đầu tiên mà mọi người thực sự thiết kế và thi công trên mặt nước. Chúng tôi được yêu cầu thiết kế một con thuyền chuyên chở khách (taxi boat), và khi chúng tôi đưa cho chủ đầu tư xem thiết kế, ngay lập tức họ rất thích thú và họ muốn hơn thế nữa. Giờ đây chúng tôi thiết kế những cấu trúc cho một phần dự án Palm Resort và cả nhà thờ Hồi giáo này nữa. Đó sẽ dành cho dự án Waterfront.

      Anh có dự án nào tại Mỹ không ?

      Không, rất khó để có thể được nhận biết tại Mỹ. Họ rất bảo hộ. Ngay cả cho bang New Orleans. Chúng tôi phải tìm một người nào đó đã tiến hành dụ án và giúp đỡ họ dưới cương vị kiến trúc sư cộng tác. Nhưng không dễ để nhận được nhiệm vụ ở đây. Thật lạ, bởi tại các đất nước khác, như là Canada hay Anh huawcj ÚC, chúng tôi lại được chào đón nồng nhiệt. Chúng tôi có thể đem đến ý tưởng và nhận được công việc. Nhưng tại Mỹ, thị trường có vẻ hơi được bảo hộ. Tôi nghĩ họ nên mở cửa một chút.

      Nhưng từ những gì mà tôi nhìn thấy ở New Orleans, dĩ nhiên có thể sử dụng yêu cầu !

      Vâng. Ở liên bang, vấn đề là nếu có một thảm họa lớn như là bão Katrina, khi đó tất cả các phương tiện truyền thông hầu như tập trung vào vấn đề đó. Và tất cả mọi người đều thực sự hào hứng và nói "Okay, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đó.” Nhưng vài tháng sau đó , chả có gì xảy ra cả. Và khi đó thì vấn đề không còn được chú ý bởi các phương tiện truyền thông nữa, nó trở lại như cũ và lại đợi cho đến thẩm họa sau…

      Điều mà bạn nên làm là lập nên một kế hoạch và thực hiện nó theo cách mới mẻ. Bởi vì khi bạn có một ý tưởng sáng tạo, sự sáng tạo mà có thể đem đến triển vọng kinh tế. Ví dụ, chúng tôi không có một công ty có thể được công nghiệp hóa bởi nhân công ở đây rất dwats. Nhưng bởi có nhưng tiêu chẩn công nghệ mà chúng tôi có thể bán những ý tưởng và kinh nghiệm của chúng tôi trên toàn thế giới. Và nó có thể giống như vậy ở Mỹ, nới mà nhân công thì rất đắt đỏ nhưng sự sáng tạo và tiêu chuẩn công nghệ lại cao.

      The_End

      Views: 2342 | Added by: The_Shadow_King | Rating: 5.0/1
      Total comments: 1
      1 axo  
      0
      dep wa!!

      Only registered users can add comments.
      [ Registration | Login ]
      Tìm Kiếm
      Entries archive