Đăng nhập
Site menu
    Chat Box
      Đánh giá
      Bạn hãy đưa một đánh gia khách quan về Website của chúng tôi?
      Tong so cau tra loi: 1415
      Chuyên mục
      Tin Hot [1]
      Những tin tức nóng hổi trong ngày!!!!!!!
      Chuyện lạ đó đây [0]
      kì dị và bí ẩn
      Thị trường BĐS [0]
      /bds
      Lịch
      «  Tháng 8 2010  »
      SuMoTuWeThFrSa
      1234567
      891011121314
      15161718192021
      22232425262728
      293031
      Main » 2010 » Tháng 8 » 15 » Chân dung các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới
      6:17 AM
      Chân dung các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới








      Kiến trúc sư, nhà nghệ thuật, kĩ sư Santiago Calatrava sinh ngày 28/7/1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông nổi tiếng toàn thế giới với hơn 30 cây cầu.

      Công ty truyền thông Archi - Santiago Calatrava - KTS
      Ảnh: Santiago Calatrava

      Đa tài, đa ngành như Santiago Calatrava

      Calatrava cho biết ông coi kiến trúc là "ngành vĩ đại nhất trong tất cả ngành nghệ thuật” bởi vì nó bao hàm trong đó cả các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa và điêu khắc.

      Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông học tiểu học và cấp 2 tại quê nhà, Valencia
      8 tuổi, ông theo học tại trường nghệ thuật và các nghề thủ công, nơi ông bắt đầu những nét vẽ đầu tiên của mình.

      Năm 13 tuổi, gia đình gửi ông sang Pháp với tư cách là học sinh trao đổi văn hóa. Ngay khi kết thúc chương trình cấp 3 tại Valencia, ông tới Paris với dự định xin học tại trường nghệ thuật ở đây.

      Kế hoạch bất thành tháng 6/1968 ông trở về Valencia và xin học tại trường kỹ thuật cao cấp về kiến trúc (trường mới được thành lập lúc bấy giờ). Tại đây, ông lấy bằng về kiến trúc và bằng sau đại học về chủ nghĩa đô thị. Trong quá trình học, ông thường thực hiện các dự án độc lập cùng với một nhóm các bạn học cùng và giới thiệu 2 đầu sách về kiến trúc của Valencia và Ibiza.

      Bị cuốn hút bởi những tính toán khoa học từ các công trình kiến trúc lịch sử vĩ đại, và đồng thời ông cảm thấy rằng những gì mình được đào tạo ở Valencia không chỉ ra cho ông con đường đi rõ ràng, Calatrava quyết định nghiên cứu sau đại học về xây dựng dân dụng.

      Năm 1975, ông theo học tại Học viện công nghệ ETH tại Zurich, Thụy Sĩ, nhận bằng tiến sĩ năm 1979. Trong thời gian này,ông gặp gỡ và kết hôn với một sinh viên luật tại Zurich.
       
      Công ty truyền thông Archi - 
Santiago Calatrava - KTS
      Ảnh: Cầu Alamillo, Tây Ban Nha. Cây cầu có một tháp làm điểm tựa, với các sợi dây căng từ hai bên góc cạnh.


      Ghi danh bằng các cuộc thi

      Sau đó, ông bắt đầu tiếp nhận các công trình xây dựng nhỏ như thiết kế mái của thư viện hay ban công ở dinh thự tư nhân. Ông cũng bắt đầu tham gia vào các cuộc thi. Ông cho rằng đây là con đường tốt nhất để ông thực hiện sứ mệnh của mình.
      Năm 1983, ông lọt vào ứng cử giải nhất cho thiết kế và xây dựng ga tàu Stadelhofen tại Zurich. Đây cũng là thành phố nơi ông đặt văn phòng riêng.

      Năm 1984, Santiago thiết kế và cho xây dựng cây cầu Bach de Roda tại Barcelona. Đây là công trình cầu đầu tiên khiến cho danh tiếng của ông lan rộng khắp thế giới.

      Công ty truyền thông Archi -
 Santiago Calatrava - KTS
       
      Công ty truyền thông Archi - 
Santiago Calatrava - KTS
      Ảnh: Cầu Bach de roda

      Các công trình nổi tiếng sau đó là cầu Alamillo và cầu cạn, công trình phục vụ hội chợ quốc tế tại Seville (1987-1992), cầu đi bộ Campo Volantin tại Bilbao (1990-1997), cầu Alameda và ga điện ngầm tại Valencia (1991-1995).

      Năm 1989, ông thành lập văn phòng thứ 2 tại Pháp khi ông đang cho thực hiện công trình sân bay Lyon (1989-1994). Văn phòng thứ 3 được mở tại Valencia năm 1991.

      Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha. Giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh.

      Công trình và triển lãm của Santiago Calatrava

      Các công trình công cộng quy mô lớn của ông là BCE Place Hall tại Toronto (1987-1992), ga Oriente tại Lison (1993-1998), nhà thờ St.John the Divine tại New York, Mỹ (1981), sân bay Sondica ở Bilbao (1990-2000), nhà hòa nhạc Tenerife tại quần đảo Canary (1991-2001), công trình thành phố nghệ thuật và khoa học tại Valencia. Bảo tàng khoa học tại Valencia ( năm 2000), cầu Orléans tại Orléans, Pháp (năm 2000)…


      Công ty truyền 
thông Archi - Santiago Calatrava - KTS
      Ảnh: Cầu Bach de roda

      Triển lãm đầu tiên của Calatrava được thực hiện vào năm 1985 với 9 tác phẩm điêu khắc tại phòng triển lãm Jamileh Weber ở Zurich. Bên cạnh đó, ông còn tổ chức 2 triển lãm solo đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp của mình: một là triển lãm tổ chức tại Học viện kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA) năm 1992 , hai là triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại tại New York năm 1993.

      Cuộc triển lãm lớn nhất mà Calatrava thực hiện có lẽ là cuộc triển lãm Santiago Calatrava: Nhà nghệ thuật, kiến trúc sư, kĩ sư tại Palazzo Strozzi (Florence, Italy) từ tháng 10/2000 đến tháng 1/2001. Một cuộc triển lãm tương tự, có quy mô nhỏ hơn được tổ chức tại Dallas năm 2001.

      Các giải thưởng, thành tựu Santiago Calatrava đạt được

      Dưới đây là một số giải thưởng chủ yếu mà Santiago Calatrava được trao tặng:

      - Huân chương vàng do học viện kiến trúc Hoa kỳ trao tặng năm 2005

      - Giải thưởng Eugene McDermott do hội đồng nghệ thuật của Học viện công nghệ Massachusetts MIT trao.

      - Giải thưởng MIPIM dành cho thiết kế nhà ở xuất sắc nhất tại Malmo, Thụy Điển

      - Khách mời danh dự thường xuyên của trường đại học Zurich

      - Huân chương vàng củaViện kĩ sư xây dựng London

      - Học bổng danh dự của Học viện kiến trúc Hoàng gia Anh

      - Thành viên danh dự của Hội kiến trúc Đức

      - Thành viên của Học viện nghệ thuật hoàng gia San Carlos, Valencia

      - Giải thưởng thiết kế đô thị Toronto

      - Huân chương vàng vì những đóng góp về nghệ thuật do Bộ văn hóa Granada cấp

      - Thành viên của Les Arts et Lettres, Paris, Pháp

      - Giải thưởng xuất sắc về nghệ thuật do trường nghệ thuật Meadows trao tặng

      - Giải thưởng Principe de Asturias

      Trong sự nghiệp của mình, Calatrava nhận được 11 danh hiệu tiến sĩ.

      Công ty truyền thông Archi -
 Santiago Calatrava - KTS
      Santiago Calatrava

      Kiến trúc sư Kenzo Tange (Nhật Bản)

      Không nhiều kiến trúc sư người Châu Á tạo dựng được tên tuổi trong làng kiến trúc thế giới. Kenzo Tange là một trong số đó. Được mệnh danh là ?ánh sáng Phương Đông?, ông không chỉ đem lại bộ mặt mới cho nước Nhật sau thế chiến thứ II, mà còn làm tự hào cho nền kiến trúc Châu Á.






      Là giáo sư giảng dạy tại khoa Kiến trúc đại học Tokyo, Kenzo Tange từng dạy Kisho Kurokawa, kiến trúc sư thiết kế bảo tàng Van Gogh danh tiếng ở Hà Lan và sân bay Kuala Lumpur. Fumihiko Maki, kiến trúc sư của tòa nhà Spiral quận Omotesando, Tokyo, người đoạt giải Pritzker 1993, là một học trò khác của ông.Kenzo Tange cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại học viện công nghệ Massachusetts, giảng viên tại Harvard, Yale, Princeton, Washington, học viện công nghệ Illinois, đại học Caliornia ở Berkerley và các đại học tại Alabama và Toronto. Kenzo vinh dự nhận giải thưởng cao quý của làng kiến trúc, giải thưởng Pritzker vào năm 1978, khi ở tuổi 74.

      Như đã nói, ông là người tiên phong, dẫn đường cho công cuộc tái thiết Nhật Bản từ tro tàn của Thế chiến II và góp phần tạo dựng một bộ mặt nước nhật như bây giờ. Người Nhật có lẽ không bao giờ quên ơn Kenzo. Và chính Kenzo cũng coi công việc đó như là một niềm vui, một sự cống hiến đầy sảng khoái. Ông đã nói: "Tôi cảm thấy rất may mắn được thấy sự chuyển mình của Nhật Bản từ sự tàn phá do chiến tranh đến sự phồn thịnh hiện giờ.Tự coi mình đã có nhiều đặc ân, tôi thấy phải biết ơn những cơ hội tôi có được để làm việc trong những dự án đầy hứng thú như thế. Vẫn còn nhiều việc tôi muốn hoàn thành.Tôi không mong lặp lại những gì mình đã làm; Tôi thấy mỗi dự án trước là một bước đệm cho dự án tiếp theo, luôn phải tiến lên phía trước, từ quá khứ bước tới tương lai luôn biến đổi. Đó là thử thách của tôi".

      Phong cách kiến trúc của ông là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc hiện đạikiến trúc cổ truyền Nhật Bản. Có thể thấy sự thanh đạm và tao nhã trong hầu hết các công trình- đặc thù tính chất Nhật Bản.


      Đôi điều về người con vĩ đại của Nhật Bản:

      Tange Kenzo (tiếng Nhật: 丹下健三, Tange Kenzō, Hán-Việt: Đan-hạ Kiện-tam; 4 tháng 9, 1913 ? 22 tháng 3, 2005) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông được coi là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỉ 20.

      Tange sinh ra tại một làng quê nhỏ tại Imabari, đảo Shikoku.

      Năm 1935, Ông theo học khoa kiến trúc, Đại học Tokyo.

      Năm 1946, Tange trở thành trợ lí giáo sư tại Đại học Tokyo và thành lập xưởng thực nghiệm Tange.

      Trong số những sinh viên của ông có Maki Fumihiko, Kamiya Koji, Isozaki Arata, Kurokawa KishoTaneo Oki.

      Năm 1951, Tange thắng cuộc thi tái thiết thành phố Hiroshima. Công trình công viên Hòa bình và Trung tâm là biểu tượng cho sự hòa bình lâu dài của thành phố.

      Năm 1959, ông hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài "Cấu trúc không gian một đô thị lớn", một diễn giải cho cấu trúc đô thị dựa trên nền tảng của lộ trình giao hoán của con người từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.

      Đồ án "Vịnh Tokyo 1960" của nhóm Tange là một câu trả lời hợp lí cho các vấn đề trên, thông qua việc xem xét bản chất tự nhiên của cấu trúc đô thị, từ đó cho phép phát triển và thay đổi. Đồ án này nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới, với những ý tưởng mới về việc phát triển đô thị trên mặt vịnh Tokyo, cùng với việc sử dụng các cầu, các đảo nhân tạo, các bãi đỗ xe nổi... Tất cả được tích hợp trong một cấu trúc hạ tầng khổng lồ với các đối tượng là các modun cài cắm (plug-in). Đồ án "Vịnh Tokyo 1960" được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết Siêu cấu trúc giai đoạn đó (Megastructure) và được coi là đồ án kinh điển của chủ nghĩa không tưởng.

      Dự án cho Tokyo 1960

      Năm 1961, Tange Kenzo thắng giải trong cuộc thi thiết kế nhà thi đấu quốc gia Yoyogi cho Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo. Công trình này được coi là một trong số những công trình đẹp nhất thế kỉ 20.

      Mặc dù việc trở thành một kiến trúc sư vượt quá những giấc mơ táo bạo nhất khi còn niên thiếu, nhưng chính những tác phẩm của Le Corbusier đã thổi bùng lên mơ ước của ông, để vào năm 1935, ông trở thành sinh viên khoa Kiến trúc đại học Tokyo. Le Corbusier là nhân tố quan trọng hình thành lên một kiến trúc sư Kenzo mà chúng ta đã biết. "Tôi đã chọn kiến trúc cho mình khi tôi thấy thiết kế của Le Corbusier (kiến trúc sư Thụy Sĩ) trên một tạp chí Nhật Bản vào những năm 1930", một lần ông đã nói với Reuters.

      Những ảnh hưởng thẩm mỹ khác gồm bậc thầy nghệ thuật Phục Hưng Italia Michelangelo và kiến trúc sư Mỹ gốc Đức của thế kỷ 20 Walter Gropius.

      Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Tokyo, ông làm việc 4 năm tại văn phòng của Kunio Maekawa, một học trò quan trọng của Le Corbusier. Năm 1942, ông trở lại Đại học Tokyo và trở thành trợ giảng từ năm 1946. Ông thành lập xưởng Tange nơi các kiến trúc sư trẻ như Sachio Otani, Takashi Asada, Taneo Oki, Fumihiko Maki, Koji Kamiya, Arata Isozaki, và Kisho Kurokawa trao đổi rất nhiều ý tưởng. Giảng dạy và trao đổi ý tưởng một cách chủ động với nhiều người trên toàn thế giới, Kenzo Tange đã thấm nhuần động lực sống Nhật Bản và thế giới. Quan hệ của ông với c ác học giả và nghệ sĩ đã tạo cảm hứng cho công việc sáng tạo xuyên suốt sự nghiệp trải dài gần ba phần tư thế kỷ của mình.

      Năm 1949, Kenzo Tange là người thắng cuộc trong cuộc thi thiết kế Công viên Hòa Bình và Trung tâm Hòa Bình ở Hiroshima, thành phố bị phá hủy trong cuộc tấn công nguyên tử đầu tiên của thế giới.Thiết kế bao gồm một bảo tàng được xây dựng tại điểm nơi quả bom được thả xuống vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.

      Năm 1951, ông trình bày ý tưởng của mình về trung tâm Hiroshima tại Hội thảo Quốc tế Kiến trúc Hịên đại (CIAM) tại London. Ông đã đạt niềm mơ ước gặp mặt các nhân vật lớn như Le Corbusier, Walter Gropius, Jose Louis Sert cùng nhiều kiến trúc sư thế giới khác.Công viên và trung tâm hòa bình của ông đã biến thành phố Hiroshima thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của con người.

      Ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kiến trúc truyền thống, những thiết kế thời kỳ đầu của Kenzo Tange cố gắng kết hợp chủ nghĩa hiện đại với hình thức kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Từ những năm 1960, những ý tưởng về bản chất cấu trúc đô thị (dự án trung tâm Tokyo năm 1960), thể hiện một sự thay đổi từ chủ nghĩa thuần công năng sang chủ nghĩa kết cấu. Ông từ bỏ chủ nghĩa địa phương trước đó bằng phong cách quốc tế . Mặc dù phong cách của ông biến đổi qua thời gian, Kenzo Tange vẫn kiên định sản sinh các thiết kế dựa trên một trật tự kết cấu trong sáng. Liên hệ rất gần với phong trào Chuyển hóa luận vì những tư tưởng mang tính chức năng luận nhưng Kenzo Tange đã chưa từng tham gia nhóm này.

      Luận văn tiến sĩ năm 1959 của ông "Cấu trúc không gian trong một đô thị lớn", một sự diễn giải cấu trúc đô thị qua bản chất những vận động của con người đi và về từ nhà đến nơi làm việc."Dự án cho Tokyo 1960" là câu trả lời lôgíc của nhóm Kenzo Tange cho các vấn đề này, đưa ra suy nghĩ về bản chất cấu trúc đô thị có thể phát triển và thay đổi. Nó nhận được sự quan tâm rộng lớn trên toàn thế giới vì ý tưởng mới lạ của nó trong việc phát triển thành phố ra vịnh, sử dụng các cầu, các hòn đảo nhân tạo, các bến đỗ nổi và các cấu trúc lớn.

      Một dự án thiết kế và quy hoạch đô thị khác được bắt đầu năm 1967 cho quận Fiera, Bologna, Italy và một đô thị mới với dân số 60000 tại Catania, Italy. Với những hoạt động của ông tại Italia, quả không ngạc nhiên khi Olivetti đã lại mời ông thiết kế trụ sở trung tâm của họ tại Nhật Bản.

      Kenzo Tange đã nắm được tinh thần của sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản với công trình đột phá Sân vận động Olympic Tokyo năm 1964, đã thường được mô tả như một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất được xây dựng của thế kỷ 20.Với công trình nhà thờ thánh Mary ở Tokyo, ông đã đi thăm một vài nhà thờ Gothic thời Trung cổ. Ông nói:? Sau khi trải nghiệm sự trang nghiêm hướng tới thiên đường và các không gian thần bí không tả xiết, tôi bắt đầu tưởng tượng ra các không gian mới, và muốn sáng tạo ra chúng bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại?.

      Trung tâm báo chí , phát thanh và truyền hình Yamanishi ở Koku, Nhật Bản đã được Kenzo Tange sử dụng nhiều lý thuyết mới - các lồng thang hình trụ, các thang máy, điều hòa không khí và hệ thống điện, các không gian chiều đứng chúng liên kết được ví như các tòa nhà dọc theo một con phố. Đôi chỗ được để rỗng và một số có chức năng. Các không gian trống giữa các tầng đóng vai trò như các terrace và các vườn trên mái có thể đóng lại khi cần thiết.

      Khách sạn Hoàng tử Akasaka ở Tokyo đã trở thành một mốc quan trọng. Các công trình khác gồm trung tâm Sogetsu, toà nhà Hanae Mori, bảo tàng lịch sử quận Hyogo, trường học Tohin, trung tâm văn hóa quận Ehime.

      Đầu những năm 1970, với chủ đề "Sự hài hoà và tiến bộ của con người", Kenzo Tange đã đảm nhận việc thiết kế kiến trúc cho EXPO 70 và quảng trường nơi diễn ra liên hoan. Mơ ước của Kenzo Tange thường rất tham vọng, gồm cả việc thiết kế lại các đường phố (theo ông là) bừa bãi và lộn xộn của Tokyo.

      Trong tất cả các dự án của ông đều có một chủ đề được lặp lại mà đã được Kenzo phát biểu thành lời: "...Kiến trúc phải chứa đựng điều gì đó lôi cuốn trái tim con người, nhưng thậm chí ngay lúc đó, hình dạng cơ bản, không gian và diện mạo công trình vẫn phải lôgíc. Các tác phẩm sáng tạo trong thời đại của chúng ta phải được thể hiện như một sự hợp nhất của công nghệ và tính nhân bản. Vai trò của truyền thống như chất xúc tác, cái thúc đẩy một phản ứng hoá học, nhưng không thể tìm thấy được trong kết quả cuối cùng. Truyền thống có thể, chắc chắn vậy, tham dự vào công cuộc sáng tạo nhưng riêng bản thân nó thì không mang tính sáng tạo...".

      Vào năm ông nhận giải Pritzker, Kenzo Tange đã công bố dự án cho Liên hợp thị chính Tokyo. Khu liên hợp bao gồm một sảnh hội nghị, quảng trường thành phố, một công viên và hai tòa tháp.

      Tháp đôi của tòa thị chính Tokyo, quận Shinjuku-ku, Tokyo, Nhật Bản

      Giám khảo giải Pritzker 1987 đã có những lời nhận xét về ông như sau:

      "...Có được tài năng, nghị lực và một sự nghiệp dài lâu đáng kể, một người có thể vượt lên, từ kẻ khai phá đất mới thành một nhân vật kinh điển. Đó chính là phúc phận của Kenzo Tange, người mà trong gần tám thập niên của mình, ông đã nổi tiếng như một kiến trúc sư tầm cỡ thế giới. Cùng với việc hành nghề thực tiễn, ông cũng là nhà lý thuyết kiến trúc tiên phong và là một giáo sư có uy tín, trong các học trò của ông có các kiến trúc sư nổi tiếng Fuhimiko Maki và Arata Isozaki. Công trình sân vận động cho Thế vận hội Tokyo năm 1964 của ông thường được mô tả như một trong số các công trình đẹp nhất được xây dựng trong thế kỷ 20. Bắt đầu một thiết kế, Kenzo Tange hướng đến các hình khối làm rung động trái tim chúng ta bởi chúng dường như hiện ra từ quá khứ được ghi nhớ nhạt nhòa xa xưa nào đó và, đến giờ vẫn thật sự hấp dẫn đến nghẹt thở...".

      Quảng trường Italia- Quận 13, Paris

      Trụ sở hãng truyền hình Fuji

      Là một người đàn ông thanh nhã và ăn nói nhỏ nhẹ, trong trang phục kẻ sọc nhỏ tuyệt hảo, Kenzo Tange mở rộng công việc bằng việc thuê 130 kiến trúc sư trên toàn thế giới.Từ những năm 70 đến đầu những năm 80, tác phẩm của Kenzo Tange phát triển trên 20 quốc gia toàn thế giới: Trung Quốc, Singapore, Úc, Malaysia, Nê-pan, Ả rập Xê-út, Iran, Cô-oét, Nigiêria, Italia và Nam Tư... Tiêu biểu cho thời kỳ này là thiết kế trung tâm OUB (1985) và UOB Plaza (1995), với chiều cao 280m đã ?xác định lại? đường chân trời ở Singapore. Cũng khoảng năm 1985 đến 1991, theo yêu cầu của thị trởng Paris,Chirac (nguyên tổng thống Pháp), Kenzo Tange đã đề xuất dự án tái thiết Place d?Italie, một quảng trường với đường kính gần 200m, phía nam sông Sein, liên kết Paris từ đông sang tây. Nó phục hồi trật tự giữa không gian cũ và mới, đồng thời làm sống lại phần phía đông của thành phố.

      Chỉ có 2 dự án của Kenzo Tange được hoàn thành tại Mỹ là công trình mở rộng bảo tàng nghệ thuật Minneapolis năm 1975 và toà nhà AMA tại Chicago năm 1990. Bảo tàng nghệ thuật Minneapolis nguyên thiết kế năm 1911 của McKimMead và White theo phong cách tân cổ điển. Việc mở rộng hoàn thành với các cánh công trình đối xứng, tăng gần gấp đôi diện tích ban đầu là 120000 foot vuông.

      Tuy nhiên, các tác phẩm bằng bêtông khổng lồ của ông cũng đã từng bị phê bình như những vật chướng mắt vào sau những năm 1970 khi các kiến trúc tương tự trên toàn cầu bị chỉ trích.

      Kenzo Tange nhận được nhiều giải thưởng các loại, như giải Ashahi 1964, huân chương văn hóa năm 1980, giải Pritzker 1987 và giải thưởng của Hội nghệ thuật Nhật Bản năm 1993, huy chương vàng RIBA, AIA và Viện hàn lâm kiến trúc Pháp.

      Mặc dù được ca ngợi nhiều về những thiết kế, Kenzo Tange đã không thiết kế ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà rộng 2150 feet vuông gần trung tâm Tokyo. "Tôi quyết định không thiết kế ngôi nhà của mình bởi vì vợ con tôi có thể sẽ phàn nàn về nó", có lần ông đã nói.

      Ông đã ra đi, theo những tiếng chuông ngân từ Hiroshima, để lại người vợ Takako và con trai, kiến trúc sư Noritaka, 47 tuổi. Người kiến trúc sư tài hoa trút hơi thở ở tuổi 91.

      Shigeru Ban - KTS của giấy

      Xem hình

      Sử dụng những vật liệu không bình thường trong xây dựng như giấy, Shigeru Ban đã mở rộng và định nghĩa lại giới hạn về vật liệu mới trong kiến trúc hiện đại. Ông đã tạo ra một biểu tượng mới của kiến trúc tối giản.

      Ông sinh năm 1957 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông học kiến trúc tại Học viện Kiến trúc Nam California(SCI-Arc) từ năm 1977 đến năm 1980, sau đó theo học trường kiến trúc Cooper UNI0N, nơi John Hejduk từng theo học (1980-1982). Năm 1982-1983, ông làm việc tại xưởng kiến trúc của Arata Isozaki và sau đó mở một văn phòng kiến trúc của riêng mình ử Tokyo năm 1985. Shigeru đã thiết kế rất nhiều công trình triển lãm, trong đó có cả nhà triển lãm Alvar Aalto (Axis Gallery, Tokyo 1986). Các công trình tiêu biểu của ông: Pavilion Odawara (Kanagawa , 1990), Phòng trưng bày giấy (Tokyo, 1994), Nhà giấy (Hồ Yamanaka, 1994-1995), Nhà thờ giấy (Takatori, Hyogo, 1995), tất cả các công trình đều xây dựng ở Nhật Bản. Ông cũng thiết kế những công trình có cấu trúc bằng vật liệu kém bền vững như: Nhà cho người tị nạn được làm bằng nhựa và ống giấy củacho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Shigeru cũng là người được chọn để thiết kế nhà triển lãm Nhật Bản tại Hội chợ triển lãm Hanover 2000.


      Paper church - Nhà thờ giấy

      Ngôi nhà giấy
      (Hồ Yamanaka, Yamanashi, Nhật Bản, 1994-1995)



      Ngôi nhà diện tích 100m2 này là một trong ba công trình được xây dựng gần hồ Yamanaka. Đó là dự án đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng ống giấy thải loại như một loại vật liệu để xây dựng nên một công trình bền vững. Từ xa xưa, giấy đã được sử dụng làm vật liệu cấu tạo nên ngôi nhà trong kiến trúc Nhật Bản. Và Shigeru có vẻ cũng rất tự nhiên khi sử dụng chất liệu đó trong xây dựng. Ông đã thiết kế các công trình như: Hội trường Odawara (1990), Nhà thờ giấy, những căn nhà khúc cây cho những người tị nạn trong trận động đất ở Kobe hồi năm 1995. Với 110 ống giấy xếp hình chữ S trên mảnh đất 10mx10m. Mỗi ống có đường kính 280mm và cao 2,7m. Căn phòng phần bụng chữ S làm từ 80 ống giấy là nơi sinh hoạt, có không gian nhìn ra phía rừng còn phần bụng nhỏ của chữ S làm khu vệ sinh.




      Views: 9997 | Added by: The_Shadow_King | Rating: 5.0/1
      Total comments: 2
      2 theshadow  
      0
      smile

      1 axo  
      0
      cung dc day!

      Only registered users can add comments.
      [ Registration | Login ]
      Tìm Kiếm
      Entries archive